Răng cửa bị mẻ chủ yếu là do va đập chấn thương hoặc do tác động của lực nhai mạnh khi ăn nhai những thực phẩm có độ cứng. Ngoài ra hàm răng có thể bị mẻ do sự thiếu hụt canxi trong nội bộ khiến răng trở nên giòn yếu và dễ bị tác động từ bên ngoài.
1. Tại sao nên lựa chọn trám răng cửa bị mẻ?
Nếu chẳng may răng cửa bị sứt mẻ khiến hàm răng của bạn khiếm khuyết, nụ cười không trọn vẹn thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, trám răng cửa bị mẻ ngày càng được áp dụng rộng rãi giúp bạn lấy lại được hàm răng đẹp gần như răng thật ban đầu.
Hiện tại có 3 phương pháp chính giúp khắc phục tình trạng răng bị mẻ mà ta có thể kể đến là:
+ Hàn trám răng
+ Bọc răng sứ
+ Làm mặt dán sứ Veneer
>>Nha khoa quận 12
Trong đó trám răng cửa bị mẻ là phương pháp đơn giản không xâm lấn răng, không phải mài cùi răng như bọc răng sứ hay làm mặt dán sứ veneer và tiết kiệm thời gian, chi phí. Nếu như răng cửa của bạn bị mẻ ở mức độ không quá lớn thì đây là giải pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng và thẩm mỹ .
2. Nên trám răng cửa bị mẻ bằng vật liệu nào?
Chất liệu trám răng thực tế không chỉ có một. Có nhiều loại để bạn lựa chọn tùy theo điều kiện kinh tế của bạn. Mỗi loại chất liệu có ưu – nhược điểm khác nhau và tất nhiên mức độ thẩm mỹ của chúng cũng không giống nhau. Nha Khoa sẽ phân tích kỹ hơn từng chất liệu trám răng phổ biến đang được các phòng khám nha khoa sử dụng để các bạn có sự lựa chọn đúng đắn.
Amalgam: Amalgam có ưu điểm lớn là giá rẻ, chịu lực tốt, đáp ứng được các xoang trám lớn và ăn nhai vật cứng. Nhưng về màu sắc nó không đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ. Bởi vậy nếu trám răng cửa bị mẻ thì đây không là chất liệu trám tối ưu.
Xi măng silicat: Chất liệu này cũng đã được dùng từ lâu, nhưng tính thẩm mỹ ổn hơn Amalgam do có màu gần giống với màu của răng. Ngoài ra, xi măng silicat có khả năng bám rất chắc vào răng sau khi đã làm khô nên hiếm khi bị bong rơi sau trám. Có một số loại xi măng silicat còn chứa thành phần Flo trong cấu tạo.
Nhờ thế, chất liệu này về lâu dài có thể không bị sâu đồng thời giảm tỷ lệ sâu răng thật tốt. Tuy vậy, chất liệu này khi làm cứng lại chịu lực không tốt, chống mòn kém, về lâu dài phải thay chất trám thường xuyên. Bác sỹ chỉ khuyên dùng xi măng silicat cho cổ răng – nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu lực nhai trực tiếp.
Nhựa tổng hợp: Chuyên khoa nha khoa vẫn gọi là composite, là loại vật liệu khá mới nhưng đã được sử dụng rộng rãi và đặc biệt ưu chuộng. Thậm chí tên trám composite đã được mặc định gọi là trám răng thẩm mỹ và so về độ thẩm mỹ, không có chất liệu trám nào vượt qua được nhựa tổng hợp.
Vì thế composite là câu trả lời mà các bác sỹ khuyên dùng cho bạn, đặc biệt khi trám răng cửa bị mẻ. Răng cửa đòi hỏi tính thẩm mỹ cao và chịu lực tương đối vì tuy không trực tiếp nhai nghiền thức ăn nhưng có vai trò trong khâu “cắn”.
Composite có nhiều màu sắc khác nhau nên rất linh hoạt trong chỉ định. Nhiều màu răng khác nhau đều có thể tìm thấy sự tương thích với một màu chất liệu trám. Composite còn có thể chịu được lực khá lớn và chống mòn cao nên có thể đáp ứng được yêu cầu tốt khi trám răng bị mẻ ở bất cứ vị trí nào.
3. Trám răng cửa bị mẻ bằng công nghệ nào để đạt hiệu quả cao?
Khi trám bằng composite, bạn nên kỹ lưỡng hơn trong khi lựa chọn bác sĩ giỏi và công nghệ trám răng tân tiến nhằm đạt hiệu quả cao. Trám composite mà không đạt yêu cầu, răng rất dễ bị sâu, mòn, không bền.
Tại Nha Khoa , bạn không chỉ an tâm khi được trám răng bằng vật liệu composite cao cấp mà trên cả, mà còn được hỗ trợ điều trị bởi đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về răng hàm mặt với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Đến với , chắc chắn sẽ không có bất kỳ sai sót nhỏ nào xảy ra với hàm răng của bạn. Đặc biệt, Nha khoa hiện đang áp dụng công nghệ trám răng Laser Tech mới theo tiêu chuẩn Pháp cho khách hàng, giúp khắc phục hiệu quả những hạn chế mà trám composite thường mắc phải.
Công nghệ mới giúp hạn chế tối đa xâm lấn đến cấu trúc của răng, hoàn toàn không hại đến men răng, do đó không tạo nên cảm giác ê buốt cho răng trong và sau quá trình hàn trám.
Laser Tech cũng tăng cường tính tương khớp giữa vật liệu trám và bề mặt trám, do đó hạn chế tình trạng long chân bám hay xoang trám thấm nước, giúp cho chỗ trám có độ bám chắc tốt.Khi đông cứng dưới tác dụng của đèn laser, chỗ trám có độ cứng gần như ngà răng thật nên đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét